Sở hữu trí tuệ là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về sở hữu trí tuệ. Tùy vào cách nhìn nhận, các góc độ và lĩnh vực khác nhau, thuật ngữ sở hữu trí tuệ có những cách hiểu không giống nhau. Nôm na có thể hiểu, sở hữu trí tuệ là việc sở hữu các sản phẩm trí tuệ. Đặc trưng của các sản phẩm trí tuệ là sản phẩm vô hình, kết tinh từ hoạt động lao động sáng tạo của con người.

Theo đó, dẫn đến phát sinh khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ (là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng). Trong đó:

  • Đối tượng của quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa;
  • Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý;
  • Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
  • >> Tư vấn pháp luật vui lòng gọi: 0901.276.111

Điều kiện để được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Với chủ trương công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng. Nhà nước luôn khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Hiện nay, pháp luật không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. Ngoài điều kiện này, đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cụ thể, chương VII luật sở hữu trí tuệ 2005 còn quy định thêm những điều kiện khác để sản phẩm sở hữu trí tuệ được bảo hộ.

>> Tư vấn pháp luật vui lòng gọi: 0901.276.111

” alt=”” aria-hidden=”true” />

Khi nào thì pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Căn cứ Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

>> Tư vấn pháp luật vui lòng gọi: 0901.276.111

Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.

>> Tư vấn pháp luật vui lòng gọi: 0901.276.111

Xử lý hành vi vi phạm như thế nào?

Xuất phát từ tính chất đặc thù của quyền sở hữu trí tuệ và căn cứ xác lập quyền đối với từng đối tượng sở hữu trí tuệ là khác nhau nên việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với từng đối tượng cũng khác nhau.

Căn cứ Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005, khi phát sinh hành vi vi phạm quyền sử dụng trí tuệ, trước hết, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • >> Tư vấn pháp luật vui lòng gọi: 0901.276.111
” alt=”” aria-hidden=”true” />
Cách xử lý của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khi phát hiện hành vi vi phạm

Ngoài ra, khi tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm trên quy định của pháp luật. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, các cá nhân và tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính, hình sự.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

>> Tư vấn pháp luật vui lòng gọi: 0901.276.111

Trong đó, theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 thì các biện pháp dân sự bao gồm:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
  • >> Tư vấn pháp luật vui lòng gọi: 0901.276.111

Tầm quan trọng của tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ góp phần đem lại những giá trị kinh tế rất lớn không chỉ cho chủ thể sở hữu quyền mà còn đối với xã hội. Xuất phát từ đặc tính vô hình của sản phẩm trí tuệ, trên thực tế, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu diễn ra ngày càng phổ biến. Do đó, các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cần được tư vấn về pháp luật sở hữu trí tuệ để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

>> Tư vấn pháp luật vui lòng gọi: 0901.276.111

Các dịch vụ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ

  • Tư vấn luật về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải (nếu có);
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp hoặc các Cơ quan tiến hành tố tụng khác;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền – nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các phiên xử.
  • Thủ tục đăng ký liên quan đến thương hiệu; tên thương hiệu; bảo hộ thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp;
  • Thủ tục đăng ký liên quan đến nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu; nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ;
  • Thủ tục đăng ký liên quan đến logo, slogan, độc quyền thương hiệu, logo, nhãn hiệu, nhãn hiệu quốc tế;
  • Thủ đăng ký bảo hộ logo, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, bảo hộ đối với thiết kế mạch tích hợp bán dẫn, quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả và bảo hộ giống cây trồng, vật nuôi;
  • Tư vấn pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu công nghệ (Tư vấn khả năng chuyển giao quyền sở hữu công nghệ …);
  • Tư vấn xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Vi phạm, tranh chấp đối với nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền, cạnh tranh …).
  • Các quy định pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, tư vấn về quy trình và khả
  • Thực hiện hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.