Thủ tục sang tên sổ đỏ sau khi bố mẹ mất

Theo quy định pháp luật hiện hành, sau khi chuyển nhượng nhà, đất thì các bên phải thực hiện đăng ký sang tên Sổ hồng ( Sổ đỏ). Vậy những loại giấy tờ nào bắt buộc phải có khi muốn sang tên Sổ hồng ( Sổ đỏ)?

sang tên Sổ đỏ

1. Giấy tờ khi công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất

Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 được hướng dẫn tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì:  Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực; đối với hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên (không bắt buộc).

Trường hợp thực hiện công chứng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 và khoản 1 Điều 41 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:

1. Phiếu yêu cầu công chứng: trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

2. Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

3. Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (CMND, CCCD hoặc hộ chiếu);

4. Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất);

5. Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Trường hợp thực hiện chứng thực

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì hồ sơ yêu cầu chứng thực bao gồm:

1. Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

2. Bản sao CMND hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;

3. Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).

Lưu ý, bản sao các loại giấy tờ trên được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

2. Giấy tờ khi khai thuế TNCN và lệ phí trước bạ

Lưu ý nếu thuộc trường hợp được miễn thuế TNCN lệ phí trước bạ thì vẫn phải kê khai thuế, lệ phí.

Hồ sơ khai thuế TNCN

Theo Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định hồ sơ khai thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm:

1. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC;

2. Bản chụp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu các công trình trên đất và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó;

3. Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản. Trường hợp ủy quyền bất động sản thì nộp Hợp đồng ủy quyền bất động sản;

4. Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế (trong trường hợp chuyển nhượng bất động sản được miễn thuế thu nhập cá nhân).

Hồ sơ khai lệ phí trước bạ

Theo điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 20/2019/NĐ-CP thì hồ sơ khai lệ phí trước bạ gồm:

1. Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP;

2. Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có) (thường là Giấy chứng nhận), trừ trường hợp nộp bản chính;

3. Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng minh nhà, đất có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật (thường là Giấy chứng nhận);

4. Bản sao hợp lệ giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao tài sản ký kết giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản (hợp đồng chuyển nhượng).

3. Giấy tờ khi đăng ký biến động

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì hồ sơ đăng ký biến động đất đai bao gồm:

1. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

2. Hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

3. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

4. Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;

5. Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng đối với trường hợp chuyển nhượng mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.

Theo Thư ký luật

PHÒNG DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN FORE
ĐC: 91/4 ĐƯỜNG SỐ 47, HIỆP BÌNH CHÁNH, THỦ ĐỨC, TP. HỒ CHÍ MINHWeb: www.forejsc.comĐT: 028.73.060.500HOTLINE:  0934.586.924 (zalo|wechat|Whatsapp)

Thủ tục sang tên sổ hồng mới nhất

Thủ tục sang tên sổ hồng mới nhất

0901.276.111